Thiết kế phòng khách thông tầng là một cách bạn có thể nâng cấp không gian sống của mình. Những phòng khách có chiều cao gấp đôi này không chỉ tăng thêm không gian cho toàn bộ phòng khách mà nó còn cực kỳ sang trọng. Tuy nhiên một số gia chủ chưa tận dụng được chiều cao nhân đôi tuyệt đẹp này hoặc chưa có nguồn phù hợp để biến không gian phòng khách thành một tác phẩm nghệ thuật. Sau đây S-con sẽ mách nước cho bạn 7 cách tạo điểm nhấn cho phòng khách thông tầng nhà bạn. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
7 cách tạo điểm nhấn cho phòng khách thông tầng nhà bạn thêm ấn tượng
1. Tường kính cao từ sàn tới trần
Các bức tường kính cao từ trần tới sàn được đánh giá rất cao trong quan điểm kiến trúc khi thiết kế phòng khách thông tầng. Cửa kính cao kịch trần giúp ánh sáng tự nhiên luôn tràn ngập trong phòng khách của bạn. Nó dường như thay đổi diện mạo của cả căn phòng. Không gian rộng hơn, sống động hơn bởi sự kết hợp với màu sắc của đồ nội thất, tường và sàn. Đây là điều mà không bất cứ ánh sáng nhân tạo nào có thể làm được.
Mặt khác các bức tường kính khổng lồ như vậy mang lại cảm giác như bạn đang ở ngoài trời mặc dù đang ngồi trong nhà. Không gian sống càng mở bao nhiêu thì bạn càng thấy thoải mái bấy nhiêu.
Bạn đang thắc mắc liệu sử dụng một bức tường kính lớn như vậy thì vào mùa hè có nóng không. Câu trả lời là hoàn toàn không bạn nhé. Hiện nay có rất nhiều loại kính tản nhiệt hạn chế quá trình hấp thụ nhiệt vào mùa hè. Hoặc bạn có thể sử dụng thêm rèm che phía trong. Đây cũng là một trong những cách giảm nhiệt mùa hè cho căn phòng, vừa đảm bảo tính riêng tư những lúc bạn cần.
2. Tạo tiêu điểm cho phòng khách thông tầng
Phòng khách được ví như bộ mặt của căn nhà. Đây là khu vực có số lượng đồ nội thất, tác phẩm nghệ thuật… nhiều nhất so với các khu vực còn lại của ngôi nhà. Điều này dễ dẫn tới sự phân tán thị giác của người nhìn mà không tôn lên được chiều cao của căn phòng. Để hạn chế điều này, bạn có thể thêm tiêu điểm cho phòng khách của bạn. Điều này không những thu hút ánh nhìn của mọi người mà còn làm cho căn phòng trông cao, rộng hơn nhiều.
Biến bức tường dài gấp đôi này thành một điểm nhấn bằng cách trang trí chúng bằng nghệ thuật treo tường, giấy gián tường, ốp tường 3D, tấm ốp đá hoặc sơn họa tiết hay một tác phẩm nghệ thuật khổ lớn. Khi mọi người ngước nhìn chúng sẽ cảm nhận được sâu sắc chiều cao của căn phòng.
3. Lắp đặt đèn chùm trong các thiết kế phòng khách thông tầng
Các mẫu đèn thông tầng sở hữu vẻ ngoài lộng lẫy, ánh sánh rực rỡ. Chúng là một phần không thể thiếu trong các thiết kế thông tầng hay duplex. Chúng có tác dụng trang trí, kết nối không gian giữa 2 tầng. Ánh sáng rực rỡ của đèn chùm giúp không gian này sang trọng, tinh tế, cuốn hút và không bị quá trống trải.
Kiểu dáng, màu sắc của đèn chùm được lựa chọn theo phong cách thiết kế của căn phòng. Nếu bạn muốn phòng khách của mình mang vẻ ngoài tươi mới thì có thể chọn ánh sáng trắng. Nếu bạn muốn phòng khách ấm áp, gần gũi, thân thiện thì sử dụng ánh sáng vàng. Còn bạn yêu thích sự cân đối, hài hòa, sang trọng thì có thể chọn ánh sáng trung tính.
4. Sủ dụng màu sắc phong phú
Màu sắc là một trong những yếu tố chính trong việc thay đổi toàn bộ diện mạo của không gian. Bạn có thể sử dụng một vài màu sắc hoặc chỉ sử dụng một màu chủ đạo trong phòng khách. Dù bằng cách nào đi nữa miễn là nó thể hiện được cá tính và phong cách riêng mà bạn hướng tới.
Màu sắc phong phú giúp làm cho nơi này trông sống động hơn. Phòng khách là không gian gắn kết tất cả các phòng khác trong nhà với nhau, do đó bạn có thể sử dụng các màu sắc đa dạng được sử dụng trong tất cả các phòng khác và đưa chúng vào phòng khách để tạo ra một bảng màu đẹp và sáng tạo.
Tuy nhiên phong phú không có nghĩa là bạn sử dụng quá nhiều màu sắc. Chúng ta nên lựa chọn màu sắc tuân thủ theo nguyên tắc trong thiết kế là: 6-3-1. Trong đó màu chủ đạo chiếm 6 phần, 3 phần màu bổ trợ còn 1 phần còn lại dành cho những chi tiết nhỏ tạo hiệu ứng đặc sắc cho căn phòng.
5. Sử dụng ánh sáng nhiều lớp trong thiết kế phòng khách thông tầng
Ánh sáng là vũ khí bí mật trong thiết kế nội thất. Sử dụng hợp lý chế độ chiếu sáng là chìa khóa để biến phòng khách thông tầng nhà bạn sáng tạo và đậm chất nghệ thuật hơn.
Đối với các phòng khách có chiều cao gấp đôi, việc sắp xếp thiết bị chiếu sáng ở các cấp độ khác nhau ngăn tình trạng đổ bóng hoặc các mảng tối xuất hiện trong không gian.
Nguyên tắc đầu tiên để phân lớp ánh sáng là việc xác định lớp chiếu sáng chính và phụ. Đối với phòng khách, đây là không gian sinh hoạt chung và là khu vực tiếp khách. Vì vậy không gian này chắc chắn sẽ cần lớp ánh sáng chính chiếu sáng chung và lớp ánh sáng phụ chiếu sáng điểm nhấn cho những vị trí trang trí đồ nội thất.
6. Có các bức tường chức năng
Đôi khi, nhược điểm của một phòng khách có chiều cao gấp đôi là rất nhiều không gian có thể bị lãng phí mà chúng ta có thể sử dụng nó cho nhiều chức năng hơn. Để hạn chế điều này chúng ta có thể thiết kế các không gian lưu trữ trên các bức tường. Bạn có thể thêm một kệ sách, kệ trang trí cao kịch trần. Điều này không chỉ mang lại cái nhìn tinh tế cho không gian phòng khách nhà bạn mà còn tận dụng được chiều cao của bức tường.
7. Thêm cầu thang
Thông thường đối với phòng khách thông tầng cầu thang sẽ được ẩn khỏi khu vực này. Nhưng trong một số trường hợp cầu thang cũng có thể được thiết kế trong phòng khách. Bởi điều này giúp căn phòng sẽ trông rộng hơn.
Trên đây là 7 gợi ý nhỏ của chúng tôi để phòng khách thông tầng nhà bạn trở nên đẳng cấp và sang trọng hơn. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình đi tìm không gian lý tưởng cho ngôi nhà của mình. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào hãy nhắc máy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 0777 532 8686 để được tư vấn miễn phí. SCON tự hào là đơn vị thiết kế thi công biệt thự, nhà phố hàng đầu Hà Nội.
Xem thêm: 25+ Mẫu thiết kế phòng khách thông tầng đẹp nhất năm 2023
Mẫu thiết kế nội thất biệt thự thông tầng 270m2 tại Thanh Hóa
SCON VIỆT NAM – Công Ty Thiết Kế Và Thi Công Trọn Gói Biệt Thự, Nhà Phố Đẹp, Khách Sạn Sang Trọng, Đẳng Cấp
Liên hệ tư vấn:
Hotline/zalo: 077.532.8686
Website: https://scon.vn/
Email: [email protected]
Trụ sở: Số 45 đường Thanh Liệt, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội