Phong cách Indochine – Vẻ đẹp vượt thời gian

Nội thất phong cách indochine ra đời trong sự giao thoa văn hóa Việt Nam và Pháp trong thời kỳ thuộc địa. Từng có thời kỳ hoàng kim, hiện tại nội thất Indochine đang dần trở lại và thổi hồn vào từng ngóc ngách cuộc sống. Sang trọng, quý phái nhưng vẫn giữ được gần gũi vốn có của truyền thống Việt Nam xưa. Hãy cùng Scon tìm hiểu điều gì đã tạo ra một phong cách độc đáo, làm nổi bật di sản và tầm nhìn nhân văn về giao lưu văn hóa Pháp-Việt đến vậy.

noi-that-phong-cach-indochine-scon-viet-nam

1. Kiến trúc, nội thất Indochine sự giao thoa phong cách Việt – Pháp bất chấp sự khác biệt.

Có rất nhiều khái niệm chung chung về phong cách thiết kế Indochine như: sự giao thoa, sự pha trộn… giữa văn hóa Việt – Pháp. Tuy nhiên nó vẫn chưa cho ta nhìn thấy rõ tương tác giữa 2 nền văn hóa để tạo ra phong cách Indochine độc đáo như ngày nay. SCON xin phân tích rõ hơn vấn đề này để mọi người nhìn rõ hơn “sự tương tác” ấy.

Lịch sử hình thành phong cách Indochine trong thời kỳ Pháp thuộc

Phong cách Indochine ra đời vào cuối thế 19 trong thời kỳ Việt Nam còn nằm dưới sự đô hộ của Pháp. Người Pháp coi thủ đô Hà Nội là thủ phủ của Đông Dương.

Trong thời kỳ đầu mới đô hộ thực dân Pháp lấy các kiến trúc cũ của Việt Nam hoặc xây dựng các tòa nhà mới bằng công nghệ thô sơ của Việt Nam thời đấy để làm các cơ quan chính trị. Đây có thể coi là thời kỳ tiền thuộc địa của Pháp.

Từ năm 1900 trở đi Pháp thực hiện xây dựng ồ ạt các công trình kiến trúc cổ kiển kiểu Pháp nhằm thể hiện sức mạnh uy quyền của họ. Tuy nhiên nó không thực sự phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam và bối cảnh thuộc địa lúc bấy giờ.

Từ năm 1917 toàn quyền Đông Dương nhìn nhận được vấn đề bất cập trong kiến trúc thuộc địa bấy giờ. Họ muốn xây dựng các tòa nhà chính trị vừa làm nổi bật nền văn hóa của họ và liên kết được giới “tinh hoa” bản địa. Từ đó phong cách Indochine (Đông Dương) ra đời.

Nhà truyền thống Việt Nam và nhà kiểu thuộc địa Đông Dương có những điểm tương đồng và khác biệt

Kiến trúc truyền thống Việt Nam Kiến trúc kiểu thuộc địa Đông Dương

So sánh giữa phong cách thuộc địa Đông Dương so với kiến trúc truyền thống Việt Nam

Cấu trúc và chức năng của ngôi nhà -Không gian mở cho nhiều chức năng.

– Bố cục đối xứng

-Không gian riêng tư và nửa riêng tư.

– Bố cục đối xứng

– bố cục tương tự

– Sử dụng không gian khác nhau

Kết cấu Kết cấu nhà gỗ

– 1 tầng

– Đóng cột

– Đất sét và tường gạch

– Kết cấu nhà bằng BTCT

– 2 đến 3 lầu, có gác xép

– Cột xa

– Tường gạch và bê tông cốt thép

– Cấu trúc khác nhau

– Chất liệu khác nhau

– Số tầng khác nhau

Mái – Mái dốc hai hoặc bốn mặt.

– Làm bằng rơm hoặc ngói thủ công

– Mái dốc nhiều phía

– Kết cấu BTCT, ốp gạch ngoại nhập

– Có cửa sổ trên mái

– Có lò sưởi

– Hình dạng mái nhà tương tự

– Chất liệu khác nhau

– Gạch, cửa sổ, lò sưởi nhập từ phương Tây

Cửa sổ và cửa – Hình chữ nhật

– Không có chi tiết trang trí

– Làm bằng gỗ, tre, nứa

– Hình chữ nhật

– Có chi tiết trang trí

– Gỗ, thép

-Hình dạng tương tự

– Vật liệu hiện đại

– Có chi tiết trang trí

Đồ trang trí – Trang trí hoa văn truyền thống Việt Nam

– Bằng gỗ

– Trang trí cách điệu từ hoa văn truyền thống Việt Nam

– Thạch cao, xi măng

– Vật liệu khác nhau

– Hình dáng mô phỏng theo hoa văn truyền thống Việt Nam

Thông gió và chiếu sáng – Thông gió tự nhiên

– Nhiều cửa sổ đối diện nhau

– Chụp ánh sáng tự nhiên

– Làm bằng gỗ, tre, nứa

– Thông gió tự nhiên và nhân tạo

– Nhiều cửa sổ đối diện nhau

– Chụp ánh sáng tự nhiên và nhân tạo

– Làm bằng gỗ, thủy tinh và sắt

– Sử dụng thông gió tự nhiên của nhà ở Việt Nam truyền thống

– Các cạnh trên mô phỏng theo kiến ​​trúc truyền thống của Việt Nam

– Vật liệu hiện đại

 

Sự tương tác giữa phong cách truyền thống Việt Nam và phong cách thuộc địa Đông Dương, bất chấp sự khác biệt của mỗi phong cách

Kiến trúc truyền thống việt nam Kiến trúc kiểu thuộc địa Đông Dương

Ảnh hưởng và lý do thay đổi

Chức năng nhà Ngôi nhà truyền thống Việt Nam là một không gian mở cho nhiều mục đích sử dụng: đoàn tụ gia đình, giao lưu với hàng xóm và họ hàng, thờ cúng, ngủ nghỉ, v.v Tầng trệt là một không gian khép kín với nhiều mục đích sử dụng: tiếp khách, ăn uống, làm việc, v.v.

Các tầng là một không gian riêng tư, có phòng ngủ, phòng tắm và nhà vệ sinh.

Không gian đồng nhất và linh hoạt (có giới hạn) được biến đổi thành không gian ngày càng phức tạp hơn (tăng số lượng không gian).

Chính trị phương Tây và thuộc địa (quyền riêng tư, kinh tế và chất lượng cuộc sống, phương thức văn hóa, v.v.) làm thay đổi thói quen địa phương

Kết cấu và vật liệu – Kết cấu gỗ chịu lực, cột chìm xuống đất

– Vật liệu địa phương: tre, gỗ, đất, gạch ngói thủ công, rơm rạ

– Phương pháp thi công truyền thống

– Kết cấu BTCT, tường gạch chịu lực.

– Vật liệu hiện đại (kết hợp với vật liệu truyền thống): sắt, kính, gạch, ngói Mansard, xi măng, thạch cao.

– Phương pháp thi công hiện đại

– Thay đổi các yếu tố cấu trúc và vật liệu giúp các công trình năng động hơn, linh hoạt hơn.

– Các phương thức hiện đại, vật liệu mới được sử dụng là chủ yếu. Những thay đổi này xuất hiện dưới ảnh hưởng của vật liệu và kỹ thuật xây dựng phương Tây.

Thông gió và chiếu sáng Tận dụng tối đa địa hình và điều kiện tự nhiên của khu vực để thông gió và chiếu sáng bên trong nhà ở Lắp đặt nhiều cửa sổ mặt đối mặt để thông gió và chiếu sáng tự nhiên Áp dụng các nguyên tắc thông gió và chiếu sáng tự nhiên, lấy cảm hứng từ nhà ở truyền thống của Việt Nam và sử dụng đồng thời hệ thống thông gió và chiếu sáng nhân tạo từ Châu Âu

– ví dụ, cửa sổ gác mái, lò sưởi, kính hai lớp ở cửa sổ hoặc cửa ra vào, hệ thống sưởi, v.v

Mặt tiền và trang trí – Hình khối, hoa văn lấy cảm hứng từ đề tài trang trí của nghệ thuật truyền thống

– Sử dụng vật liệu địa phương.

– Phong cách truyền thống kết hợp với phong cách phương Tây

– Sử dụng vật liệu hiện đại kết hợp với vật liệu địa phương.

Tôn trọng hình khối và thẩm mỹ truyền thống Việt Nam, phù hợp với đặc tính kỹ thuật của phương Tây. Là sự kết hợp hài hòa giữa phương thức truyền thống và phương thức hiện đại để thích nghi với khí hậu và thể chế chính trị của nước thuộc địa.

Từ những phân tích so sánh trên ta thấy được cơ sở hình thành nên phong cách Indochine. Cha đẻ của Indochine, Kts người Pháp Hebrard đã tìm kiếm mẫu số chung thấp nhất dữa 2 lối kiến trúc của 2 nền Văn Hóa từ đó đưa ra các giải pháp thú vị trong thiết kế.

+ Ông đưa vào các hình thức xây dựng hiện đại của Pháp.

+ Lấy cảm hứng hệ mái che từ nhà Việt Nam xưa.

+ Kết hợp hệ thống ánh sáng, thông gió tự nhiên của Việt Nam và hệ thống thông gió hiện đại của phương Tây.

+ Sử dụng hình thức trang trí, hoa văn nhà cửa của Việt Nam.

+ Kết hợp sử dụng vật liệu đặc trưng của bản địa và các nguyên vật liệu hiện đại của Phương Tây.

2. Vì sao nội thất phong cách Indochine “hot” trở lại

Lý do hợp lý nhất để giải thích việc kiến trúc và đặc biệt là nội thất phong cách indochine đang dần hot trở lại trong khoảng thời gian gần đây chắc chắn là “hợp thời”. Trong bối cảnh phát triển của kinh tế và thu nhập, đòi hỏi của con người cũng đang đổi khác. Con người dần hướng tới chân thiện mỹ, những cái tốt đẹp hơn. Mặt khác cuộc sống phát triển đồng nghĩa với những áp lực cũng ngày càng nhiều. Sau khi rời xa công việc họ luôn muốn tìm một không gian yên bình để giải tỏa strees.

Giá trị cốt lõi của phong cách Indochine là yếu tố nghệ thuật và tận hưởng. Nó là hai chìa khóa đặc biệt quan trọng để đáp ứng nhu cầu của con người hiện đại giai đoạn này. Do đó xu thế thiết kế nhà của theo phong cách indochine hot trở lại là điều dễ hiểu.

2. Đặc điểm nhận biết nội thất phong cách Indochine?

Màu sắc

Theo thời gian có một vài biến thể khá phổ biến của phong cách nội thất Indochine. Phong cách sang trọng chủ yếu sử dụng gam màu đen và trắng làm màu cơ bản với góc cạnh và độ tưng phản sắc nét. Thêm vào đó là một số điểm nhấn của màu vàng, đỏ, xanh lục. Phong cách indochine tự nhiên hơn có nhiều tông màu. Kiểu này thường cho ta cảm giác ấm áp, vui tươi và phù hợp hơn với thiên nhiên xung quanh. Nó sử dụng các bảng màu cơ bản như vàng, be, nâu, đỏ, xanh lục.

Có sự khác biệt nhẹ về màu sắc giữa hai kiểu biến thể. Tuy nhiên điểm chung của chúng là sự hòa hợp với thiên nhiên, để ánh sáng và không khí tự nhiên tràn vào căn nhà.

noi-that-phong-an-phong-cach-indochine-scon-viet-nam
Nội thất indochine sử dụng tông đen trắng làm chủ đạo, điểm xuyến màu xanh lục làm điểm nhấn

Vật liệu sử dụng

Khác với các phong cách khác, nội thất indochine hướng đến nhiều hơn với các chất liệu mang tính truyền thống Á Đông như gỗ, mây, tre, lụa, gốm…

Gỗ: Trong các thiết kế nội thất Indochine gỗ là chất liệu được sử dụng nhiều nhất. Hệ thống khung, phào chỉ, cửa, giường, tủ… hầu như đều được làm bằng gỗ. Có 2 tông gỗ phổ biến đó là tông gỗ màu đen và nâu. Màu đen mang cho ta cảm giác sang trọng, ngược lại màu nâu mang đến nét giản dị nhưng ấm cúng.

thiet-ke-noi-that-biet-thu-indochine-vinhome-star-city-scon-viet-nam

Mây, tre: Đây là vật liệu có tính dẻo dai, phù hợp với điều kiện nóng ẩm như ở Việt Nam. Mây tre thường sử dụng để tạo nên vách ngăn, bàn ghế hay phụ kiện trang trí..

sofa-may-indochine
bộ sofa làm từ chất liệu mây tre đan

Gạch bông: Nhắc đến Indochine không thể không kể đến gạch bông. Đây được xem như một trong những biểu tượng của phong cách indochine.

gach-bong-indochine

Hoa văn trang trí

Phong cách nội thất indochine sử dụng các hoa văn, họa tiết trang trí mang đậm dấu ấn Việt. Phải kể đến như:

Họa tiết Kỷ Hà: là loại họa tiết có hình mắc lưới lục giác, hình thoi, hình tam giác hay hình chữ nhân…hoa-tiet-ky-ha-indochine

 

Họa tiết hình chữ nhật

hoa-tiet-phong-cach-indochine

Họa tiết hoa láhoa-tiet-phong-cach-indochine

Họa tiết tĩnh vậthoa-tiet-phong-cach-indochine-4

Đồ nội thất trang trí

Tranh sơn dầu: Đây là một trong những món đồ trang trí đắt giá, làm nổi bật nét Việt trong phong cách Indochinetranh-son-dau-indochine-scon-viet-nam

Con tiện: thường được sử dụng làm vách ngăn khu vực vách ngăn phòng khách

con-tien-trang-tri-phong-cach-indochine

Quạt trần indochine với thiết kế mới lạ, độc đáo sẽ giúp cho ngôi nhà trở nên sang trọng và thoáng mát

phong-ngu-con-trai-phong-cach-indochine-scon-viet-nam

4. Những mẫu thiết kế nội thất indochine ấn tượng

Nội thất biệt thự phong cách indochine sang trọng 

noi-that-phong-cach-indochine-scon-viet-nam

noi-that-phong-cach-indochine

noi-that-phong-cach-indochine

noi-that-phong-cach-indochinenoi-that-phong-cach-indochinenoi-that-phong-cach-indochinenoi-that-phong-cach-indochinenoi-that-phong-cach-indochine

noi-that-phong-cach-indochine

noi-that-phong-an-phong-cach-indochine-scon-viet-nam

Nội thất biệt thự indochine tông đỏ thông tầng phòng khách

noi-that-phong-cach-indochine-scon-viet-nam

noi-that-phong-cach-indochine-scon-viet-nam

noi-that-phong-cach-indochine-scon-viet-nam

noi-that-phong-cach-indochine-scon-viet-nam

noi-that-phong-cach-indochine-scon-viet-nam

noi-that-phong-cach-indochine-scon-viet-nam

noi-that-phong-cach-indochine-scon-viet-nam

Biệt thự Vinhome Star City phong cách Indochine siêu sang

thiet-ke-noi-that-phong-cach-indochine-scon-viet-nam

noi-that-biet-thu-vinhome-star-city-phong-cach-dong-duong

 

noi-that-biet-thu-vinhome-star-city-phong-cach-dong-duong

noi-that-biet-thu-vinhome-star-city-phong-cach-dong-duong

noi-that-biet-thu-vinhome-star-city-phong-cach-dong-duong

noi-that-biet-thu-vinhome-star-city-phong-cach-dong-duong

phong-ngu-con-trai-phong-cach-indochine-scon-viet-nam

noi-that-biet-thu-vinhome-star-city-phong-cach-dong-duong

Biệt thự phong cách Indochine mix Neoclasic

Nếu bạn yêu thích phong cách Tân cổ điển nhưng lại trót yêu đường nét mểm mại của phong cách Indochine thì có thể tham khảo mẫu biệt thự Splendora phong cách tân cổ điển mix indochine này nhé.

biet-thu-indochine-cach-tan-scon-viet-nam

biet-thu-indochine-cach-tan-scon-viet-nam

biet-thu-indochine-cach-tan-scon-viet-nam

biet-thu-indochine-cach-tan-scon-viet-nam

biet-thu-indochine-cach-tan-scon-viet-nam

biet-thu-indochine-cach-tan-scon-viet-nam

noi-that-biet-thu-phong-cach-tan-co-dien-mix-indochine

noi-that-biet-thu-phong-cach-tan-co-dien-mix-indochine

noi-that-biet-thu-phong-cach-tan-co-dien-mix-indochine

biet-thu-indochine-cach-tan-scon-viet-nam

biet-thu-indochine-cach-tan-scon-viet-nam

biet-thu-indochine-cach-tan-scon-viet-nam

Xem thêm:  Biệt thự Indochine, thiết kế tạo nên sự khác biệt

                    Cẩm nang thiết kế phòng ngủ phong cách indochine

Trong rất nhiều phong cách thiết kế hiện nay, indochine dường như là một phong cách khác biệt, mang âm hưởng bản sắc, nét đẹp dân tộc Việt Nam không lẫn vào đâu được. Nếu bạn đang quan tâm tới phong cách này và muốn tìm hiểu chi tiết hơn. Đừng ngần ngại gọi cho Scon qua hotline 0773258686. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp và tư vấn cho bạn bất kỳ lúc nào.

SCON VIỆT NAM – CÔNG TY THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG TRỌN GÓI BIỆT THỰ, NHÀ PHỐ, KHÁC SẠN SANG TRỌNG, ĐẲNG CẤP

Liên hệ tư vấn:

Hotline/zalo: 077.532.8686

Website: https://scon.vn/

Email: [email protected]

Trụ sở: Số 45 đường Thanh Liệt, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội

Nhận xét và đánh giá

Please rate

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *